
By: hoangy
Thành lập trung tâm ngoại ngữ / Tư vấn doanh nghiệp
Comments: Không có phản hồi.
Kính chào các thầy cô đang quan tâm đến quy định của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025.
Căn cứ Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT và các văn bản liên quan, mình xin chia sẻ quan điểm đối với việc đăng ký dạy thêm hiện nay như sau:
1. Đăng ký dạy thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT:
+ Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
Tùy từng loại hình, song cơ bản là cần Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp, CCCD của chủ doanh nghiệp và người đại diện pháp luật.
2. Đăng ký dạy thêm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT:
Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm
2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, điều 6 quy định này;
b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 quy định này;
d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
e) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Việc đăng ký cần kết hợp cả 2 hình thức nêu trên.
Lý do mời mọi người xem nội dung bên dưới đây.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT yêu cầu việc dạy thêm phải đăng ký kinh doanh
Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Việc đăng ký kinh doanh này hiện nay đang được hiểu có thể là đăng ký hộ kinh doanh, hoặc đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, xem xét hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và doanh nghiệp nói trên, thì trong hồ sơ sẽ không có các tài liệu chứng minh năng lực của cơ sở dạy thêm như: trình độ chuyên môn của giáo viên, cơ sở vật chất … Như vậy, về cảm quan có thể thấy có chỗ không ổn.
Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx)
Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.
Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm
2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, điều 6 quy định này;
b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 quy định này;
d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
e) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì có nói rõ về hồ sơ và thủ tục đăng ký dạy thêm, đồng thời thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm là của cơ quan quản lý giáo dục (Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục). Tuy nhiên, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã hết hiệu lực, không còn áp dụng nữa.
Cũng xin giới thiệu thêm về lịch sử của quy định về quản lý dạy thêm học thêm từ Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đến nay như sau:
– Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 quy định về quản lý dạy thêm học thêm với các quy định về thủ tục đăng ký nói trên.
– Luật đầu tư 2014 ngày 26 tháng 11 năm 2014 đã bỏ hoạt động dạy thêm học thêm khỏi danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tức dạy thêm học thêm không còn phải xin giấy phép của Sở giáo dục hoặc Phòng giáo dục.
– Quyết định Số: 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 bãi bỏ các quy định về điều kiện và đăng ký hoạt động dạy thêm và học thêm; nguyên nhân là để điều chỉnh cho phù hợp theo Luật đầu tư 2014, dạy thêm không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Lưu ý là, đối với trung tâm ngoại ngữ – tin học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường mầm non … vẫn là hoạt động kinh doanh có điều kiện, cần đăng ký với Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục.
Từ đây phát sinh khó khăn cho hoạt động dạy thêm học thêm, vì không biết phải đăng ký và quản lý như thế nào.
Quý thầy cô tham khảo các bài báo đưa tin về việc đăng ký dạy thêm và học thêm trong giai đoạn này.
– Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ngày 14/2/2025 Quy định về dạy thêm, học thêm.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT yêu cầu việc dạy thêm phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu như cách hiểu hiện tại là đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp, thì như đã phân tích ở trên, điều này có chỗ không ổn.
Vậy nên, giải pháp tạm thời là thực hiện cả 2 việc, (i) đăng ký kinh doanh để tạm xem là đáp ứng điều kiện của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT và (ii) gởi đến Sở Giáo dục hoặc Phòng Giáo dục theo như hồ sơ ở Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT với tính chất là giải trình về điều kiện nhân sự và cơ sở vật chất của đơn vị và thông báo việc hoạt động giáo dục của đơn vị. Dưới góc độ quản lý, việc một đơn vị hoạt động thuộc lĩnh vực mình quản lý gởi văn bản thông báo để phối hợp với cơ quan quản lý, thì đây là việc đáng hoan nghênh và chắc hẳn Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục cũng không từ chối.
Ngoài ra, việc dạy thêm học thêm có một số hạn chế sau:
+ Không dạy thêm đối với học sinh mình đang dạy trên trường.
+ Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học.
Còn có nội dung nào chưa rõ, quý thầy cô có thể bình luận bên dưới, mình sẽ cùng trao đổi.