Liên hệ luật sư: 09117 35235
12 Th11
Dịch vụ xóa án tích

Người từng bị kết án nếu đã (1) chấp hành xong hình phạt tù hoặc án treo, đồng thời đã (2) thi hành xong nghĩa vụ dân sự, (3) hết thời gian thử thách, và (4) không phạm tội mới thì có thể làm thủ tục xóa án tích. Việc xóa án tích giúp người từng bị kết án được xem như chưa từng phạm tội. Điều này giúp người từng bị kết án dễ xin được việc làm khi phiếu lý lịch tư pháp (Phiếu số 1) không có nội dung đã từng bị kết án. Tuy nhiên, người từng bị kết án trên thực tế vẫn gặp phải khó khăn khi thực hiện việc xóa án tích cho bản thân.

Hãy theo dõi bài viết bên dưới của COVALAW để biết thêm chi tiết.

Khó khăn đầu tiên là việc chuẩn bị hồ sơ để yêu cầu xóa án tích. Việc ra tù hoặc chấp hành xong hình phạt khác, người từng bị kết án thường không lưu giữ lại giấy ra trại (giấy chấp hành xong hình phạt tù, giấy đặc xá) do cho rằng là những giấy tờ xui xẻo nên khi cần lại phải quay lại trại giam để xin lại. Trại giam từng thụ án thường ở xa (như Trại giam Thủ Đức ở Bình Thuận, trại giam Bố Lá ở Đồng Nai, trại giam ở Bình Phước, Tiền Giang…), đi lại khó khăn, đi lại một hai lần chưa chắc đã nhận lại được giấy tờ cần thiết.

Tiếp theo là giấy xác nhận đã chấp hành xong nghĩa vụ dân sự trong hình sự (giấy xác nhận thi hành án), đây thường là bước khó nhất trong việc chuẩn bị hồ sơ xóa án tích. Bình thường do thụ án nên người từng bị kết án thường chưa thi hành án dân sự, ngoài ra thường không có điều kiện để thi hành án, ngoài các khoản án phí, phạt, truy thu, sung công quỹ, người từng bị kết án có khả năng còn phải nộp trả tiền bồi thường thiệt hại, số tiền đôi khi rất lớn nằm ngoài khả năng của nhiều người. Thế nhưng nếu không thực hiện xong nghĩa vụ dân sự này thì cơ quan thi hành án sẽ không xác nhận thi hành án xong, đồng nghĩa với không đủ điều kiện để xóa án tích. Tuy nhiên, pháp luật thi hành án dân sự có điều khoản về miễn giảm thi hành án, nếu người từng bị kết án được miễn, giảm thi hành án hết khoản phải thi hành thì cơ quan thi hành án vẫn cung cấp giấy xác nhận thi hành án xong, đồng nghĩa với việc có khả năng xóa án tích nếu nếu người từng bị kết án đủ các điều kiện còn lại (Tìm hiểu về điều kiện miễn giảm thi hành án, bấm vào đây.).

Đối với giấy xác nhận không phạm tội mới thường dễ hơn và được thực hiện bởi Công an Quận, Huyện nơi người từng bị kết án thường trú.

Sau khi có những giấy tờ trên, bổ sung thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu và đơn yêu cầu xóa án tích gửi đến Sở Tư Pháp (trừ một số tội danh cần có giấy xác nhận của Tòa án) là đã hoàn thành xong thủ tục xóa án tích (Bấm vào đây để biết chi tiết thủ tục xóa án tích tại TP. Hồ Chí Minh).

Trên đây là những khó khăn thường gặp khi làm thủ tục xóa án tích. Nếu bạn cảm thấy khó khăn hoặc đã từng thực hiện nhưng vẫn chưa hoàn thành thì hãy liên lạc với COVALAW theo số điện thoại: 091.475.1239 hoặc 091.173.5235 để được tư vấn tháo gỡ.

(COVALAW)