Liên hệ luật sư: 09117 35235
08 Th4

By: hoangy

Tư vấn doanh nghiệp

Comments: 3.995 Bình luận.

Kính chào các bạn,

Câu hỏi của các bạn là: Tôi/Chúng tôi đang muốn giải thể công ty, cần phải làm gì ?

Một cách trực tiếp nhất, câu trả lời là: Bạn cần thực hiện thủ tục giải thể gồm 2 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Làm thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế. Khi giải thể thì cái này là mất thời gian nhất. Thời gian mất tầm 1-2 tháng.

Trước đây, tầm năm 2018 thì áp dụng nộp hồ sơ lên sở KHĐT trước, sau đó mới làm việc với thuế sau. Nhưng có lẽ do thực tế, trình tự này bỏ sót đối tượng nộp thuế nên đã được điều chỉnh, nay ta phải làm thủ tục tại cơ quan thuế trước.

Hồ sơ thì tương tự như bộ hồ sơ tại Bước 2.

Bước 2: Làm thủ tục giải thể công ty tại Sở KHĐT

Để đơn giản, COVALAW giới thiệu thủ tục được niêm yết tại sở KHĐT Tp.HCM, áp dụng cho trường hợp Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên, là trường hợp phổ quát, các trường hợp khác áp dụng tương tự, chỉ có thay đổi thêm bớt vài mẫu hồ sơ thôi.

Thành
phần hồ
Bước 1: Công bố thông tin giải thể
A. Thành phần hồ sơ
1. Thông báo về giải thể doanh nghiệp (mẫu quy định);
2. Quyết định giải thể doanh nghiệp (mẫu tham khảo);
3. Biên bản họp của hội đồng thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
4. Phương án giải quyết nợ (nếu có);
5. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);
B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 2: Đăng ký giải thể
A. Thành phần hồ sơ
1. Thông báo về giải thể doanh nghiệp (mẫu quy định);
2. Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
3. Danh sách chủ nợ (mẫu tham khảo) và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (nếu có);
4. Danh sách người lao động (mẫu tham khảo) sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
5. Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
7. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo);
8. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).
9. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
10. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Tải về tại đây).
B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
B.Thời
hạn giải
quyết
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
C.Kết quả thực hiện – Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;
– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ
D. Lệ phí Không thu phí

Như vậy là cơ bản bạn đã biết phải làm gì để giải thể công ty rồi.

Phần dưới đây là các nội dung giành cho những bạn muốn tìm hiểu thêm:

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là covalaw-dissolusion-in-vietnam-1024x683.jpeg

1.Điều kiện giải thể:

Luật Doanh nghiệp 2014:

Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

2.Phân biệt giải thể và phá sản

Phá sản, một thủ tục khác để chấm dứt doanh nghiệp, khi công ty mất khả năng trả nợ. Song thủ tục này thì hoàn toàn khác thủ tục giải thể, được thực hiện tại tòa án, và, các bạn có thể hình dung được, qua tòa án thì mất thời gian và phức tạp hơn rồi.

Lưu ý là: mất khả năng trả nợ, chứ không phải không còn đồng nào nha. Vì làm thủ tục phá sản, phải mất chi phí: lệ phí phá sản, tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản.

Luật phá sản 2014

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toánlà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  2. Phá sảnlà tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
  3. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản(sau đây gọi là lệ phí phá sản) là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  4. Chi phí phá sảnlà khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

3.Có nên giải thể ngay khi không muốn hoạt động nữa hay không

Theo COVALAW thì không, chúng ta nên bình tĩnh, luật cho phép ta tạm ngưng hoạt động 2 năm để bình tâm suy nghĩ trước khi quyết định chấm dứt. Vậy nên, mình cứ tạm ngưng trước rồi tính sau.

Luật Doanh nghiệp 2014:

Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh

  1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trongtrường hợpdoanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
  2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điềukiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiệntheo quy định của pháp luật.
  3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

4.Cẩn thận bị phạt khi giải thể:

Nghị định Số: 50/2016/NĐ-CP

Điều 36. Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Không tiến hành thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bắt buộc giải thể;
  3. b) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  5. a) Buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
  6. b) Buộc gửi quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Điều 37. Vi phạm quy định về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh;
  3. b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

Kính chúc các bạn mọi việc được thuận lợi.

(COVALAW)

3.995 Bình luận

Trả lời